Nhiều khách hàng thường yêu cầu mũ bảo hiểm càng nặng càng tốt, phải là nhựa ABS. Vấn đề là sử dụng ABS loại nào, vì thị trường có rất nhiều loại, của nhiều nước sản xuất (Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Ả Rập, Thái Lan, Hàn Quốc... Hiện nay với áp lực cạnh tranh giá nên đa phần sử dụng ABS của Hàn Quốc và Trung Quốc vì rẻ nên dĩ nhiên chất lượng không đạt). Quan niệm: mũ bảo hiểm tốt thì phải nặng, mũ bảo hiểm là phải bằng nhựa ABS nhưng khi bị chất vấn tại sao phải dùng ABS thì không ai trả lời được.
Trước tiên và chắc chắn 1 điều là đội mũ trên đầu sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến đến đốt sống cổ, đặc biệt là trẻ em. Chứ không có chuyện đội mũ bảo hiểm nặng thì có lợi.
Tuy nhiên mũ bảo hiểm nhẹ quá sẽ dễ bị hất ngược khi chạy tốc độ cao và người sử dụng sẽ có cảm giác sản phẩm giống đồ chơi, không chắc chắn, không chất lượng. Còn nặng quá thì không tốt. Mũ nửa đầu chuẩn thường dao động từ 450-500grs.
Do nhựa ABS là loại nhựa dễ gia công: dễ ép gáo, dễ sơn, giá tương đối...nặng, cứng cáp, nên gần như mặc định là chuẩn chứ không phải là chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên hiện nay có nhiều chất liệu mới có thể thay thế với tính năng bằng hoặc hơn nhựa ABS: composite, sợi carbon, nhựa PP block, HDPE, PVC, nhựa tổng hợp...
Muốn mũ nặng nhà sản xuất có thể thêm phụ gia Taical, nhưng để làm gì ? Vì vỏ gáo chỉ có nhiệm vụ là bọc lớp xốp bên trong, giữ cho lớp xốp tiếp xúc với đầu, để lớp xốp bảo vệ đầu bạn. Vì vậy vỏ gáo mũ bảo hiểm không phải là thành phần quan trọng nhất và chỉ cần đạt các yêu cầu sau:
Không hôi, không độc hại.
Khả năng đâm xuyên cao: cứng, có khả năng cản lực đâm xuyên tương đối tốt.
Độ va đập cao: không bể khi bị va đập, cơ quan kiểm tra vẫn chấp nhận đường nứt, tét nhỏ (vì thành phần quan trọng nhất vẫn là lớp xốp).
Đa phần mọi người không hiểu hiểuthành phần quan trọng nhất của mũ bảo hiểm chính là lớp xốp bên trong - bộ phận trực tiếp bảo vệ đầu. Khi kiểm định chất lượng, lớp vỏ gáo có thể nứt mà vẫn đạt yêu cầu nếu lớp xốp bên trong không bị nứt vỡ và đáp ứng thông số hấp thu xung động. Phần chất lượng của xốp quyết định 99% chất lượng nón bảo hiểm, khó sản xuất nhất, đòi hỏi đầu tư công nghệ, kỹ thuật sản xuất, nguyện vật liệu...
Nguyên liệu sản xuất xốp: nhựa EPS. Nhựa EPS phổ biến thị trường Việt Nam có 3 loại: Việt Nam (giá rẻ, cứng, không dẻo), Trung Quốc (mềm, dẻo, giá trung bình), Đài Loan (giá cao, chất lượng cao, dẻo, cứng). Đúng là tiền nào của đó.
Chiều dày: 18 - 25 mm
Bề mặt trong và ngoài không bị nứt, vỡ, khuyết dấu.
Cỡ hạt không lớn quá 2mm và các hạt được phân bố đều.
Không được quá cứng hay quá mềm, không nặng quá mà cũng không nhẹ quá. Điều này cũng còn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất. Trọng lượng dao động từ 60-80grs cho mũ nửa đầu.
Thành phần xốp phải vừa khít với gáo, không lỏng để không tuột hoặc không chật quá dễ bị phù và biến dạng.
Lỗi phổ biến nhất của xốp kém chất lượng là trên đỉnh xốp các hạt không chín, không kết dính. Vì vậy xốp kém chất lượng dễ vỡ, rời rạc.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm nhưng không sản xuất được xốp. Lý do: chi phí đầu tư lớn, nếu công nghệ lạc hậu sẽ gây ô nhiễm môi trường, mặt bằng nhà xưởng phải rộng lớn...
Ưu/khuyết điểm khi mua xốp bên ngoài không do mình sản xuất:
Ưu điểm: giá rẻ, không phải đầu tư lớn, không phải xây dựng kho chứa.
Khuyết điểm: không chủ động thời gian sản xuất, không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, dễ bị trả hàng...Vì râu ông nọ cắm cằm bà kia nên sẽ bị 1 số trường hợp sau:
Xốp nhỏ hơn gáo: xốp lỏng lẻo, khi tháo mũ khỏi đầu thì có thể gáo 1 nơi, xốp 1 nơi.
Xốp to hơn gáo: vì to hơn nên đỉnh xốp không tiếp xúc được đáy gáo, phần dư phải cắt bỏ. Vừa không đảm bảo chất lượng, vừa cạn đầu, nhìn bề ngoài thấy mũ cao nhưng khi đội thì rất cạn, chưa tới lỗ tai...
Xốp thấp hơn gáo: phần gáo dư lòi lớp nhựa bên trong sẽ gây mất thẩm mỹ.
Xốp cao hơn gáo: phải gọt bỏ phần dư dẫn đến tình trạng bề mặt gọt không đồng đều, mất thẩm mỹ.
Những nơi gia công ép xốp bán ra thị trường thường là kết hợp sản xuất những sản phẩm xốp có kích thước lớn, sử dụng máy lớn từ 16 - 24 khuôn hoặc lớn hơn rất nhiều để giảm chi phí, tăng tốc độ sản xuất và cũng có thể tận dụng máy để ép thùng nước đá hay những sản phẩm có kích thước lớn. Điều này dẫn đến một điều là muốn máy hoạt động thì phải có đủ số khuôn gắn lên máy, sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều tiền để làm nhiều khuôn xốp cho chỉ 1 kiểu mũ bảo hiểm nên họ chọn cách tệ nhất là ghép khuôn nhiều mẫu, nhiều loại với nhau. Vì khi đủ số khuôn cần thiết thì máy mới hoạt động.
Kết quả là máy không thể điều chỉnh chính xác các thông số theo khuôn nào cả, vì mỗi khuôn đều khác nhau về kích cỡ, hình dáng. Sản phẩm sẽ có cái sống (rời rạc từng hạt khi bóp mạnh, bị vỡ khi bẻ), cái chín (dẻo, bẻ không vỡ), cái nặng, cái nhẹ. Dĩ nhiên về chất lượng sẽ là cái đạt, cái không.
Điều quan trọng nhất là xuất xứ nguyên liệu (vì có nhiều nước sản xuất), chủng loại (loại thường dùng ép thùng nước đá và loại chuyên dụng ép mũ bảo hiểm sẽ khác nhau về giá).
Từ những trăn trở như vậy, Công ty Sức Sống đã tự thiết kế và cũng đã cung cấp máy ép xốp cho những công ty sản xuất mũ bảo hiểm lớn trên thị trường: Kim Minh, Hùng Hậu, An Thịnh An (Lino), Nghĩa Phát... Công ty Sức Sống đủ tự tin để đảm bảo với khách hàng là thành phần quan trọng nhất của mũ bảo hiểm do công ty sản xuất đồng đều về chất lượng...nên sản phẩm của công ty đồng đều về chất lượng.
Dây chuyền sản xuất xốp sẽ là hệ thống nhiều máy nhỏ, mỗi máy chỉ cần 2 khuôn là có thể hoạt động. Điều này giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư khuôn cho từng kiểu mũ, giúp ổn định sản phẩm, đồng đều chất lượng...Sử dụng nhựa EPS chuyên dụng dành cho mũ bảo hiểm.